5 nguyên tắc sử dụng kháng sinh

5 nguyên tắc sử dụng kháng sinh

5 nguyên tắc sử dụng kháng sinh

16:58 - 11/01/2018

Kháng sinh được sử dụng từ trước đến nay không phải xa lạ với người dân Việt Nam.

Việt Nam đã thành công về đông trùng hạ thảo
Khám phá bí mật dưỡng da của các quốc gia Châu Á
Cà gai leo
Các nghiên cứu khoa học về Cà gai leo
4 tác động của nước đến cơ thể con người

Kháng sinh được sử dụng từ trước đến nay không phải xa lạ với người dân Việt Nam. Nhiều người thường tự ý mua kháng sinh ngoài hiệu thuốc mà không cần đơn khám của bác sĩ mà không biết rằng mình đang dùng không hợp lý. Vì sau một thời gian, đặc biệt là trong những năm gần đây, tình trạng kháng kháng sinh hay còn gọi là "nhờn thuốc" đang đạt mức cao, khiến cho việc điều trị khi có nhiễm khuẩn xảy ra gặp phải trường hợp "không còn kháng sinh nào dùng được nữa". Để ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục gia tăng, chúng tôi xin chia sẻ 5 nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong ngành y tế để các bạn quan tâm tham khảo:

Ảnh 1: Dùng kháng sinh không hợp lý dẫn đến kháng kháng sinh.

Nguyên tắc thứ 1: Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

Nhiều khi người lớn và trẻ em gặp phải tình trạng sốt khiến cho chúng ta ngay lập tức dùng kháng sinh. Nhưng sốt chỉ là một dấu hiệu của rất nhiều bệnh, có thể là sốt do virus. Trong trường hợp này việc dùng kháng sinh là không cần thiết và chưa hợp lí.

Nguyên tắc thứ 2: Lựa chọn kháng sinh hợp lí.

Khi chọn lựa một kháng sinh, nhân viên y tế sẽ tham khảo nhiều thông tin chuyên môn như phổ tác dụng, vị trí nhiễm khuẩn và tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân để đưa ra một kháng sinh hợp lý. Có loại kháng sinh tác dụng trên đúng loại vi khuẩn đó, cũng có loại tác dụng trải dài trên nhiều vi khuẩn khác nhau. Việc dùng kháng sinh phổ rộng "nặng đô" và tràn lan mặc dù với những bệnh nhẹ khiến cho việc điều trị sau này khi bệnh nặng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên tắc thứ 3: Sử dụng đúng liều lượng, đúng cách , đủ thời gian.

Mỗi loại kháng sinh sẽ có liều lượng dùng khác nhau trong mỗi trường hợp. Do đó, trên thị trường ta hay bắt gặp nhiều loại như 250 mg hay 500 mg hay 125 mg. Điều này là tùy thuộc vào không chỉ loại nhiễm khuẩn chúng ta gặp là gì, ở đâu, nặng hay nhẹ, mà còn tùy vào từng đối tượng bệnh nhân tuổi tác và các bệnh kèm theo là gì, đôi khi chúng ta cần hiệu chỉnh liều thêm hay bớt tính toán cho hợp lí và chính xác hơn.

Mỗi loại kháng sinh ngoài liều thì có nhiều cách để sử dụng. Chúng ta hay bắt gặp dạng uống, dạng tiêm, tiêm có nhiều loại tiêm bắp, tiêm dưới da, v..v..cùng nhiều đường khác như đặt âm đạo, đặt trực tràng, v..v.. Kháng sinh uống có kháng sinh cần uống nhiều nước, có loại cần uống sau ăn, cần cân nhắc

Và đặc biệt, khi đã xác định dùng kháng sinh, cần dùng đủ thời gian. Thông thường, với nhiễm khuẩn nhẹ dùng đợt 7-10 ngày. Nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết thường kéo dài hơn, có khi tới 4-6 tuần. Cá biệt với bệnh lao, phong, đợt điều trị thường kéo dài trên 6 tháng. Việc dùng kháng sinh vài ngày đã ngừng, dùng không đủ liều, sai cách có thể khiến cho không những không khỏi được bệnh và còn khiến vi khuẩn "nhờn thuốc" rất đáng lo ngại.

Nguyên tắc thứ 4: Phối hợp kháng sinh hợp lí.

Nhiều trường hợp cần phối hợp kháng sinh. Lúc đó cần phối hợp sao cho hợp lí để đảm bảo tác dụng điều trị, giúp tăng tác dụng điều trị, tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc, tránh gặp tác dụng đối kháng (như penicilin với tetracyclin) và tương kỵ. với nhau ( như gentamicin với penicilin)

Nguyên tắc thứ 5: Dự phòng kháng sinh hợp lí.

Dự phòng kháng sinh là dùng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn hoặc ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát. Tuy nhiên việc dự phòng dễ tạo ra kháng thuốc, "nhờn thuốc" nên chỉ dùng kháng sinh dự phòng trong một số trường hợp nhất định.

Việc chọn lựa và sử dụng kháng sinh cần được thực hiện hợp lí. Bệnh nhân nên được đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.